Top 10 thiết bị điện dân dụng và công nghiệp phổ biến 2023

Ngày đăng: 20/07/2023

Thiết bị điện ngày nay không chỉ phổ biến mà còn vô cùng đa dạng từ kiểu dáng, mẫu mã cho tới các tính năng. Chúng nắm giữ vai trò to lớn trong đời sống và sản xuất, đóng góp tích cực trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Với vô vàn thương hiệu điện dân dụng và công nghiệp hiện nay, vô tình đã gây ra nhiều khó khăn cho người dùng khi lựa chọn các mặt hàng thiết bị điện chất lượng. Vì vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về thiết bị điện, cũng như nắm được danh sách các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

Thiết bị điện là gì?

Thiết bị điện là một khái niệm tương đối rộng trong lĩnh vực điện – dùng để chỉ các thiết bị được sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu sử dụng điện như: đóng, ngắt, điều chỉnh, điều khiển, bảo vệ, chuyển đổi, kiểm tra và khống chế hoạt động của hệ thống lưới điện và các loại máy móc sử dụng điện lưới để hoạt động. Bên cạnh đó, thiết bị điện còn được sử dụng để đo lường, giám sát, điều chỉnh trong các lĩnh vực không điện khác, ví dụ như thước đo điện tử sử dụng đo khoảng cách, đồng hồ điện tử đo thời gian,…

Chính vì nhu cầu sử dụng điện hiện nay là không thể thiếu do đó các thiết bị điện trở nên vô cùng quan trọng. Từ lĩnh vực hoạt động sản xuất cho đến những lĩnh vực như y tế, giáo dục, giải trí, an ninh quốc phòng,… điều không thể thiếu các thiết bị điện. Sự phát triển nhanh chóng của các dòng thiết bị điện cũng chính là bước ngoặt trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay.

Cách phân loại thiết bị điện hiện nay

Các thiết bị điện rất đa dạng, vì vậy có thể phân loại chúng theo nhiều cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng điện của con người. Dưới đây là một số cách phân loại thiết bị điện.

Phân loại thiết bị điện dựa theo tác dụng

– Thiết bị điện có công dụng khống chế, kiểm soát dòng điện, bảo vệ an toàn.

Là những thiết bị điện được sử dụng nhằm mục đích giảm thiểu sự quá tải trong quá trình sử dụng điện. Đồng thời chúng còn có chức năng đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và các máy móc khác trong trường hợp xảy ra sự cố chập cháy hay rò rỉ điện. Có thể liệt kê một số thiết bị như: công tắc, cầu dao, cầu chì, aptomat, …

– Thiết bị điện có công dụng cải thiện tình trạng ngắn mạch: điện trở bổ sung, lõi dây kháng…

– Thiết bị điện có công dụng duy trì sự cân bằng, ổn định của cường độ dòng điện trong mạch điện: ổn áp, bộ thay đổi điện áp…

– Thiết bị điện có công dụng đo lường các thông số điện như hiệu điện thế, công suất tiêu thụ, cường độ dòng điện: công tơ điện, máy biến thế, máy cảm biến dòng điện…

Phân loại thiết bị điện dựa vào đặc điểm của dòng điện

– Thiết bị điện cho dòng điện 1 chiều chạy qua như các dụng cụ chạy bằng pin.

– Thiết bị điện cho phép dòng điện xoay chiều chạy qua.

Phân loại thiết bị điện theo điện thế

– Thiết bị điện loại hạ thế dưới 3kV.

– Thiết bị điện loại trung thế từ 3kV đến 36 kV.

– Thiết bị điện loại cao thế 36kV đến 400 kV.

– Thiết bị điện loại siêu cao thế từ 400 kV trở lên.

Phân loại thiết bị điện theo nguyên lý

– Thiết bị điện tử.

– Thiết bị điện động.

– Thiết bị điện cảm ứng.

– Thiết bị điện loại có tiếp điểm, không có tiếp điểm,…

Phân loại thiết bị điện theo đối tượng, khu vực sử dụng

– Thiết bị điện dân dụng

Là các loại thiết bị sử dụng điện để các máy móc, linh kiện bên trong có thể hoạt động. Các thiết bị điện dân dụng được sử dụng trong gia đình nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng điện hàng ngày của con người. Ví dụ như: tivi, máy sấy, lò nướng, lò vi sóng, bóng đèn chiếu sáng, quạt điện, bình nóng lạnh, máy giặt…

– Thiết bị điện công nghiệp

Là các loại thiết bị điện có công suất lớn, sử dụng điện công nghiệp cao áp. Các loại thiết bị điện công nghiệp được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp sản xuất, tại các nhà máy, xưởng sản xuất. Ví dụ: máy móc công suất lớn, các thiết bị đóng, ngắt mạch điện như công tắc tơ, thiết bị đo điện áp, hệ thống cảm biến…

Các thiết bị điện hiện nay mặc dù đa dạng, khác nhau về cấu tạo và kiểu dáng, song đều phải đảm bảo các yêu cầu như: sử dụng được dài lâu theo đúng tuổi thọ thiết kế khi làm việc đúng thông số định mức. Thiết bị điện phải đảm bảo ổn định về lực điện động và ổn định nhiệt độ trong quá trình làm việc bình thường, đồng thời khi xảy ra sự cố trong giới hạn cho phép của dòng điện và điện áp.

Các thiết bị điện sử dụng vật liệu cách điện phải có khả năng chịu được quá điện áp cho phép. Bên cạnh đó, thiết bị điện phải đảm bảo hoạt động chính xác, hiệu quả, an toàn, gọn nhẹ, dễ lắp ráp, dễ kiểm tra, sửa chữa. Ngoài ra còn yêu cầu phải hoạt động ổn định ở điều kiện khí hậu môi trường thay đổi hay khắc nghiệt tùy theo thiết kế ban đầu đề ra.

Top 10 loại thiết bị điện phổ biến hiện nay

Thiết bị điện dân dụng

Thiết bị điện dân dụng phục vụ con người trong mọi nhu cầu về ánh sáng, nhiệt độ để sinh hoạt, nhu cầu thẩm mỹ trong ngôi nhà, nhu cầu về giải trí cùng những tiện ích khác và đảm bảo hoạt động an toàn. Dưới đây là danh sách những thiết bị điện dân dụng phổ biến trong vô số những thiết bị điện dân dụng thường được sử dụng.

1. Ổ cắm điện

Ổ cắm điện là thiết bị điện dân dụng được sử dụng phổ biến phục vụ nhu cầu chia sẻ và kết nối về điện của nhiều thiết bị gần nhau với nguồn điện.

2. Công tắc điện

Là thiết bị thông dụng được thiết kế để đóng, ngắt dòng điện trong các hệ thống điện tự động hoặc thủ công. Các máy móc và dụng cụ điện hiện nay đều sử dụng ít nhất một công tắc điện để thực hiện bật, tắt. Các công tắc ta thường dùng nhất trong gia đình là công tắc đèn chiếu sáng, công tắc quạt,…

3. Aptomat

Là thiết bị đóng cắt tự động đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện. Nhiệm vụ chính của Aptomat là bảo vệ mạch điện, ngăn chặn các trường hợp quá tải, ngắn mạch, sụt áp, truyền công suất ngược, chống giật, chống rò,..

4. Đèn Led chiếu sáng

Nhu cầu chiếu sáng là một trong những nhu cầu thiết yếu, vì vậy đèn chiếu sáng trở thành thiết bị điện được sử dụng trong mọi công trình. Trong đó đèn Led là thiết bị đèn phổ biến nhất với các ưu điểm cho hiệu quả chiếu sáng vượt trội, hao phí do tỏa nhiệt không đáng kể, tiết kiệm điện năng, màu sắc ánh sáng đa dạng và độ bền cao.

5. Quạt điện

Quạt điện hoạt động thông qua động cơ làm quay trục cánh khi được cấp điện giúp tạo ra các luồng gió. Các loại quạt điện hiện nay rất đa dạng như quạt thông gió, quạt hút mùi không cánh,…  nâng cao tiện ích cho người dùng.

Thiết bị điện công nghiệp

Thiết bị điện công nghiệp được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất trong các nhà máy, trạm điện, trạm biến áp cho tới chung cư cao ốc, bệnh viện… Các thiết bị điện công nghiệp phổ biến hiện nay được liệt kê dưới đây.

1. Khởi động từ

Một thiết bị đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống điện công nghiệp là khởi động từ, hay còn gọi là công tắc tơ. Nhờ khởi động từ mà người dùng có thể điều khiển các thiết bị công suất lớn như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng… một cách đơn giản và an toàn thông qua nút nhấn, hẹn giờ tự động hay điều khiển từ xa.

2. Biến tần

Biến tần là thiết bị giúp thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ mà không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần sử dụng chủ yếu các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ, làm sinh ra từ trường khiến cho động cơ quay.

Biến tần có thể kể đến các loại như biến tần DC; biến tần 1 pha 220V, biến tần 3 pha 220V, biến tần 3 pha 380V, biến tần AC…

3. Rơ le bảo vệ

Rơ le bảo vệ là một loại thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Trong đó cuộn dây điện từ sẽ tác động lên các bộ phận truyền động để phát hiện các sự cố về điện như quá dòng, quá áp, dòng công suất ngược, tần số quá cao hoặc thấp.

Rơ le bảo vệ gồm các loại rơ le bảo vệ quá dòng (OC), bảo vệ chạm đất (EF), bảo vệ dòng rò (EL), bảo vệ quá áp (OV), bảo vệ thấp áp (UV), bảo vệ mất pha (PF, PL), bảo vệ đảo pha (PS), bảo vệ quá tần số, bảo vệ thiếu tần số, rơ le trung gian,…

4. Cảm biến công nghiệp

Cảm biến là thiết bị điện tử có chức năng nhận diện các yếu tố vật lý hoặc yếu tố hóa học ở nơi mà nó được lắp đặt và chuyển các yếu tố đó thành dạng tín hiệu để có thể điều khiển các thiết bị khác từ xa.

Cảm biến thường sử dụng là các cảm biến quang, cảm biến tiệm cận, cảm biến mức, encoder, cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất,…

5. Đồng hồ đo điện

Đồng hồ đo điện thuộc thiết bị đo lường điện, có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Đồng hồ đo điện thường được sử dụng để kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều (cường độ dòng điện, điện áp, điện dung, điện trở, tần số…). Một số loại đồng hồ đo điện như công tơ điện, đồng hồ đo kwh,…

Thiết bị điện thông minh – Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên 4.0

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ IOT, các thiết bị điện thông minh ra đời vừa đáp ứng các nhu cầu sử dụng điện, vừa kết hợp nhiều tính năng, tiện ích cho người dùng. Thiết bị điện thông minh là hệ thống các thiết bị có thể kết nối với internet và điều khiển từ xa bằng điện thoại. Những thiết bị này liên kết với nhau qua ứng dụng của nhà sản xuất và tạo nên hệ sinh thái nhà thông minh.

Nhờ đó, ngôi nhà sẽ trở nên hiện đại, tinh tế hơn, các thiết bị được bật tắt tự động bằng các ngữ cảnh mà chủ nhà cài đặt hoặc được điều khiển bằng giọng nói.

Để sở hữu một công trình, căn hộ thông minh hoàn chỉnh thì chủ nhà cần trang bị các thiết bị smarthome sao cho phù hợp nhu cầu, những thiết bị này sẽ đáp ứng các giải pháp nhà thông minh như chiếu sáng, an ninh giám sát, cảm biến, cửa, cổng tự động, điều khiển tv, điều hòa, hẹn giờ bơm tưới tự động,..

Vì sao nên chọn thiết bị điện thông minh ?

Thiết bị điện thông minh ngày càng được người dùng ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội so với thiết bị điện thông thường.

  • Người dùng chỉ cần thao tác trên điện thoại ở bất kì đâu, không mất công sức và thời gian đến tận nơi để tắt từng thiết bị điện trong nhà.
  • Dù cách xa hàng trăm cây số cũng có thể kiểm soát, biết được thiết bị nào trong nhà đang bật hay đang tắt.
  • Các thiết bị như hệ thống máy bơm, đèn điện, bình nóng lạnh,.. có thể lên lịch hẹn giờ theo thói quen sinh hoạt của gia đình.
  • Kết hợp điều khiển nhiều thiết bị bằng chức năng thiết lập ngữ cảnh, tạo kịch bản thông minh cho ngôi nhà.
  • Tiết kiệm điện năng hiệu quả do các chế độ bật tắt thông minh, tránh trường hợp sử dụng lãng phí.
  • An ninh bảo mật hơn khi đóng mở cửa đều được thông báo về điện thoại chủ nhà.
  • Tính thẩm mỹ cao, tạo sự hài hòa, đẳng cấp cho ngôi nhà, hãnh diện cho gia chủ.

Một số thiết bị điện thông minh phổ biến.

Công tắc thông minh

Công tắc cảm ứng thông minh là loại công tắc có thể hoạt động bật/ tắt chỉ với thao tác chạm trực tiếp trên bề mặt hoặc qua phần mềm trên điện thoại. Được sử dụng với các hệ thống đèn, tưới tiêu tự động, máy bơm, điều hòa,…

Ổ cắm thông minh

Các loại ổ cắm thông minh hiện nay ngoài công dụng như một ổ cắm truyền thống, chúng được tích hợp nhiều chức năng như hẹn giờ, điều khiển, giám sát trạng thái của các thiết bị từ xa. Các đặc điểm tiện lợi này giúp người dùng kiểm soát tốt và an toàn trong quá trình sử dụng điện.

Khóa cửa thông minh

Là dòng khóa điện tử mở không dây cho phép người dùng mở khóa mà không cần phải sử dụng chìa khóa cơ truyền thống. Khóa cửa thông minh hiện nay được tích hợp rất nhiều tính năng mở cửa hiện đại như nhận diện vân tay, thẻ từ, mã số cá nhân, hay mở cửa qua Bluetooth, điện thoại thông minh ,…

Bộ cảm biến chuyển động

Cảm biến thích hợp lắp đặt ở các vị trí như cầu thang, hành lang, lối đi sân vườn hay những vị trí không tiện tay tắt, bật đèn. Kết hợp với các thiết bị điện thông minh khác trong hệ sinh thái, cảm biến chuyển động hunonic tạo nên các kịch bản thông minh tự động theo thói quen sinh hoạt của gia đình

Viết bình luận của bạn: